Một số lưu ý khi ngâm rượu bằng chum sành

Cách ngâm rượu bằng chum sành không khó. Tuy nhiên, để việc ngâm rượu đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

f:id:hoangbach:20210226140510j:plain

Một số lưu ý quan trọng khi ngam rượu bằng chum sành

Chum sành ngâm rượu tốt thường được sử dụng làm nhiều việc, nhưng điều mà bạn cần lưu ý khi ngâm đựng rượu chính là:

  • Không đổ đầy chum:

Trước hết, không nên đổ rượu đầy chum. Vì rượu trong quá trình ngâm có thể gây ra áp suất cao. Nếu đổ quá đầy có thể khiến rượu bị tràn thậm chí là vỡ chum. Thay vào đó, hãy đổ rượu cách miệng chum khoảng 15 – 20 cm.

Bên cạnh con số 15-20cm, bạn có thể đổ rượu đến vai chum cũng được. Đặc biệt với những chum dung tích nhỏ, cách này sẽ giúp bạn sử dụng chum tốt hơn.

  • Không nên mở ra xem nhiều lần

Trong quá trình ngâm rượu, bạn không nên kiểm tra quá nhiều lần, điều này có thể khiến rượu bị bay hơi và mất chất. Khi kiểm tra, hãy cùng dụng cụ sạch và đậy nắp ngay sau khi lấy xong.

Bách biết nhiều bạn rất ngóng rượu ngâm và cũng lo lắng chum có vấn đề gì ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng rượu. Nhưng việc mở nhiều lần khiến rượu dễ bị hỏng và không ngon.

  • Nếu chum bị mốc thì đừng lo lắng quá

Nếu thấy chiếc chum bị mốc trong quá trình ngâm rượu, đừng lo lắng, đây là quá trình chiếc chum đang thải các độc tố trong có trong rượu ra ngoài. Bạn chỉ cần lau sạch phần mốc là được. Sau quá trình thải độc hay cụ thể là Andehit, rượu của bạn sẽ thơm và ngon hơn.

Lưu ý, bạn hãy kiểm tra kỹ lượng rượu nếu nghi ngờ chum bị ngấm rò.

  • Không ngâm liên tục 2 lần bằng 1 chum

Đặc biệt, bạn không nên sử dụng chum sành để ngâm rượu liên tục 2 lần. Thay vào đó, hãy rửa sạch chum và phơi khô khoảng 20 – 30 ngày. Điều này sẽ giúp chiếc chum khôi phục lại đặc tính khử độc và giúp việc ngâm rượu ngon và hiệu quả hơn.

Một số người có suy nghĩ chum đang ngâm rượu tốt thì tiếp tục ngâm cũng không sao, mà lại tiết kiệm thời gian làm sạch chum và phơi chum. Nhưng điều này khiến ảnh hưởng đến chất lượng rượu sau khi sử dụng do bị lẫn mùi với rượu trước.

Với các loại rượu ngâm lâu ngày, việc mùi rượu bám ở thành chum là không tránh khỏi nhưng điều này hoàn toàn có thể loại bỏ khi vệ sinh kỹ. Ngoài ra, các đặc tính tốt đẹp của chum cũng được khôi phục và đem lại hiệu quả tốt hơn khi chum được vệ sinh đúng cách.

Hy vọng với các thông tin này, bạn sẽ có những chum ngâm rượu ngon và thành công!

Nguồn: https://gomsubaokhanh.vn/su-dung-chum-sanh-ngam-ruou-bi-quyet-giup-ngam-ruou-ngon.html

Cách nấu rượu ngô vùng cao Tây Bắc

Rượu ngô vùng cao Tây Bắc là một trong những đặc sản được nhiều người biết đến và lựa chọn thưởng thức. Bạn đã biết cách nấu món đặc sản này?

Cách ngâm rượu chuối hột đúng chuẩn

Cách ngâm rượu dứa rừng

f:id:hoangbach:20210318190643j:plain

Bước 1: Bung ngô (luộc ngô) nấu rượu

Ngô sau khi phơi khô thì tách lấy hạt, loại bỏ hạt hỏng và hạt lép. Rửa ngô thật sạch. Hớt bỏ lớp vẩy ngô mỏng và các hạt ngô nổi trên mặt nước. Chuẩn bị một bộ chảo lớn hoặc dùng nồi luộc chuyên dụng. Đổ nước và bật bếp nấu với lửa nhỏ. Lưu ý, ngô phải được bung tư 20 – 24 giờ để ngô nở đều và ăn dẻo. Để lửa nhỏ âm ỉ trong suốt quá trình nấu.

Ở bước này, bạn có thể cho thêm một ít nước vôi tôi vào nồi. Nước nôi sẽ làm cho nước ngô trong hơn, vảy ngô và các tạp chất nổi lên trong khi luộc.

Bước 2: Cách trộn men ủ rượu ngô đúng cách

Chuẩn bị sẵn một bộ mâm/ mẹt /nong nia sạch để đựng ngô đã được bung chín. Trải đều ngô ra mâm và chờ đến khi ngô ấm nhẹ hoặc nguội hẳn. Mục đích của việc này chính là hạ nhiệt độ của ngô, tránh làm chết men khi trộn. Nếu bạn trộn men lúc ngô nóng, vi sinh vật lên men sẽ bị tiêu diệt và quá trình nấu rượu ngô thất bại.

Đầu tiên, bạn giã nhỏ men. Tỉ lệ men và ngô là 10 :3, tức là cứ 10kg ngô sẽ sử dụng 2 quả men.

Chuẩn bị bộ thùng ủ ngô cỡ lớn, có nắp đậy. Bạn cho lần lượt từng nguyên liệu vào thùng. Cứ 1 lớp ngô mỏng là đến 1 lớp bột men. Lưu ý không nên cho quá nhiều hoặc quá ít men, Nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu sau này.

Bước 3: Ủ men rượu ngô

Sau khi trộn ngô và men bạn cho tất cả nguyên liệu vào thùng, đậy nắp ủ kín. Có thể dùng thêm rơm rạ và bọc ni lông để ủ kín cho men rượu.

Thùng ủ men nên để trực tiếp dưới đất, tại những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Thông thường, công đoạn ủ men sẽ kéo dài từ 5 – 6 ngày. Người nấu rượu sẽ căn cứ vào kinh nghiệm của mình để đánh giá chất lượng men. Họ thường dùng tay lấy một chút men rượu và nếm thử xem các nguyên liệu đã đạt yêu cầu hay chưa. Đến khi men đã được ủ ngấu, người ta tiến hành nấu chưng cất rượu.

Bước 4: Cách chưng cất rượu ngô

Chưng cất rượu ngô ngon truyền thống thường dùng củi. Loại củi được dùng sẽ là những loại củi gỗ chắc. Khi đun tạo ít khói để không ảnh hưởng đến chất lượng rượu.

Người ta dùng một loại chõ nấu rượu đặc biệt để chưng cất rượu. Người ta sẽ thu được rượu sau khi chưng cất bằng ống dẫn rượu trên thân chõ. Nước dùng để nấu rượu ngô được khoan trực tiếp từ lòng đất trên núi, những nơi có rượu ngon chắc chắn nguồn nước nấu rượu phải ngon.

Đầu tiên, người ta nhóm bếp cho lửa lớn, đến khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ liu riu để rượu chảy ra từ từ. Thời gian chưng cất được 20 lít rượu ngô mất khoảng 3h.

Quy trình nấu rượu ngô Tây Bắc cần sự tỉ mỉ nên bạn cần lưu ý và thực hiện nghiêm chỉnh những điều trên. Chúc bạn có mẻ rượu ngon!

Nguồn: https://gomsubaokhanh.vn/huong-dan-nau-ruou-ngo-vung-cao-tay-bac-thom-nong.html

Cách ngâm rượu chuối hột đúng chuẩn

Rượu chuối hột là một trong những cứu cánh của đấng mày râu nên khá được ưa chuộng. Cùng với tác dụng, cách sử dụng đơn giản cũng là một trong những điểm đặc biệt khiến rượu chuối hột được săn đón hiện nay.

Cách ngâm rượu dứa rừng

Cách ngâm rượu tam thất Bắc đúng chuẩn

 

f:id:hoangbach:20210318181756j:plain

Nguyên vật liệu ngâm rượu chuối hột

- Rượu trắng (tốt nhất là rượu nếp).

- Chuối hột.

- Chum sành không tráng men.

Lưu ý:

- Rượu tốt nhất nên là rượu nếp có nồng độ cồn từ 40 - 45 độ C. Nên tìm mua rượu ở nơi uy tín nhằm tránh việc bị ngộ độc.

- Chọn mua loại chuối hột loại nhỏ (loại nhỏ thường có nhiều hạt sẽ tốt hơn).

Cách ngâm rượu chuối hột

Ngâm rượu chuối hột trồng:

- Chọn loại chuối hột vừa chín tới. Cắt khỏi buồng rồi rửa từng quả với nước sạch, để thật ráo.

- Sau khi chuối khô, thái chuối thành lát mỏng từ 1 - 1,5m (không nên thái quá mỏng bởi chuối khi phơi khô dễ bị nát).

- Tiếp đến, xếp chuối lên cái mâm lớn hoặc nia để phơi khô. Khi phơi nên che bằng màn phơi hoặc vải mỏng để tránh việc bị ruồi, côn trùng bu bám chuối.

- Phơi tầm 5 - 6 nắng (khoảng 5 này) cho tới khi chuối có dấu hiệu rạn nứt là được.

- Dùng nước sôi rửa sạch chuối vừa phơi để đảm bảo vệ sinh.

- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi thật khô.

- Cho chuối vào chảo lớn sao cho tới khi chuối ráo nước.

- Để chuối nguội rồi cho vào bình ngâm. Cứ 1kg chuối hột khô đổ 3 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Ngâm chuối hột rừng:

- Chuối hột rừng lột sạch vỏ (nên chọn những trái ương).

- Xếp chuối lên cái mâm lớn hoặc nia để phơi khô. Khi phơi nên che bằng màn phơi hoặc vải mỏng để tránh việc bị ruồi, côn trùng bu bám chuối. Phơi khoảng 8 - 9 nắng.

- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi thật khô.

- Sau khi chuối khô thì tráng qua với rượu để loại bỏ bụi bẩn khi phơi (dùng loại rượu ngâm để tráng).

- Tiếp đến cho chuối và rượu vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 1kg chuối, 3 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Cách dùng

- Sau 90 - 100 ngày ngâm là có thể lấy cả 2 loại rượu chuối hột ra sử dụng.

- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 tách trà. Uống trong bữa ăn.

Rượu ngâm chuối hột được ưa chuộng và có thể được sử dụng hàng ngày. Nếu bạn yêu thích loại rượu này, hãy thực hiện ngâm ngay nhé.

Chúc bạn có những mẻ rượu ngâm thành công, ngon và không bị chát!

Nguồn: https://gomsubaokhanh.vn/cach-ngam-ruou-chuoi-hot-khong-bi-chat-chon-binh-ngam-ruou-bang-chat-lieu-gi.html

Cách ngâm rượu dứa rừng

Dứa rừng được dùng nhiều để ngâm rượu và tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Cách ngâm rượu dứa rừng nên được thực hiện đúng.

Cách ngâm rượu tam thất Bắc đúng chuẩn

Cách ngâm rượu vải thơm ngon

f:id:hoangbach:20210318175253j:plain

Thành phần hóa học có trong cây dứa rừng

Lá dứa rừng chứa rất nhiều tinh dầu với 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol và resveratrol.

Hoa nở chứa từ 0,1-0,3% tinh dầu trong quả.

Rễ dứa dại có chứa silymarin, geraniol, linalool, linalyl acetate, benzyl benzoate, benzyl salicylate, phenylethyl alcohol, benzyl acetate, benzyl alcohol, bromostyren, guaiaco, và aldehyd.

Dứa rừng thường được biết đến với công dụng chữa bệnh viêm gan virus, sỏi thận, chữa kiết lỵ, giúp bổ máu, tiêu độc…

Các bộ phận khác của cây dứa rừng như rễ, lá hay đọt non được dùng làm vị thuốc trong Đông Y. Riêng với quả dứa có thể dùng ngâm rượu. Ngâm rượu dứa rừng có thể thực hiện theo 2 cách, ngâm với quả tươi và quả khô.

Các nguyên liệu để có bình ngâm rượu dứa rừng bao gồm:

Dứa rừng: Hiện nay có 2 loại dứa rừng một loại trồng, 1 loại mọc tự nhiên. Về hình dáng quả có chút khác nhau nhưng công dụng thì hoàn toàn giống nhau. Nên nếu thấy sự khác biệt giữa hình thù của quả cũng đừng quá lo lắng.

Dứa rừng ngâm rượu nên chọn những quả còn ương với cách ngâm quả tươi, chọn quả đã chín già với cách ngâm quả khô.

Rượu ngâm phải là rượu trắng, rượu nếp sẽ càng ngon. Rượu từ 35-40 độ là tốt nhất.

Bình ngâm rượu dứa rừng phải là chum sành sứ có nắp đậy kín. Không khuyến khích sử dụng bình hợp kim inox hoặc bình nhựa. Thời gian ủ rượu dài có “nhiễm” mùi nhựa hoặc hợp kim.

Ngâm rượu dứa rừng mất từ 2 – 3 tháng để rượu ngấm đều và có thể sử dụng được. Nên mọi người có thể tranh thủ mùa dứa rừng mua về để ngâm rượu sử dụng quanh nam.

Với dứa tươi 1 kg có thể ngâm với 3l rượu trắng. Với dứa rừng phơi khô 1kg ngâm với 12l rượu trắng, ngâm tối thiểu 30 ngày.

Do vậy tùy nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế để điều chỉnh lượng dứa và rượu cho phù hợp.  Trong các bước ngâm rượu dứa rừng, bước sơ chế quả dứa là phức tạp nhất.

Cách tiến hành ngâm rượu dứa rừng

Cách 1: Ngâm rượu dứa rừng tươi

Bước 1. Quả dứa sau khi mua về sẽ dùng dao cạo sạch phần gai cứng bên ngoài. Sau đó rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2. Bổ dứa thành từng miếng, có thể bổ theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Với những quả chín có thể dùng tay tách từng miếng múi ra.

Bước 3. Cho dứa và rượu vào bình đạy nắp thật kín. Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, sạch sẽ không chịu ánh nắng trực tiếp từ mặt trời tối thiểu 2-3 tháng mới có thể sử dụng.

Với cách làm này ngâm rượu dứa rừng được thực hiện rất nhanh, chỉ mất thời gian chờ đợi, không mất thời gian trong quá trình sơ chế.

Cách 2: Ngâm rượu dứa rừng khô

Bước 1: Quả tươi sau khi mua về cũng dùng dao cạo hết phần vỏ cứng ở bên ngoài, sau đó đem rứa sạch và để ráo nước.

Bước 2. Dùng tay tách từng múi dứa. Những quả dứa chín tách rất dễ.

Bước 3. Dứa sau khi đã tách sẽ đem phơi nắng to từ 10-15 ngày hoặc có thể mang đi sấy.

Bước 4. Sau khi thấy dứa đã khô thì cho lên chảo nóng xao đều tay trong khoảng 10 phút sau cùng bắt ra để nguội

Bước 5. Cho dứa rừng và rượu vào bình ngâm, đậy nắp kín và bảo quản rượu giống bước 1.

Với ngâm rượu dứa rừng theo cách thứ 2 sẽ mất thời gia chờ dứa khô hơn. Tuy nhiên với cách ngâm thứ 2 được đánh giá ngon, ngọt và thơm hơn cách 1. Dựa vào điều kiện thời gian hoặc kinh tế mà chọn cách ngâm rượu phù hợp.

Tìm hiểu thêm tại: https://gomsubaokhanh.vn/huong-dan-cach-ngam-ruou-dua-rung-chon-binh-ngam-the-nao.html

 

Cách ngâm rượu tam thất Bắc đúng chuẩn

Rượu ngâm tam thất Bắc được biết đến như một loại biệt dược. Cánh mày râu rất yêu thích loại rượu này. Nhưng không phải ai cũng biết cách ngâm rượu tam thất Bắc đúng chuẩn. Nếu bạn muốn tìm hiểu điều này, hãy tham khảo ngay các thông tin sau!

f:id:hoangbach:20210318164200j:plain

Công dụng của rượu tam thất Bắc

  • Bồi bổ cơ thể tăng cường sức khỏe.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giảm đau nhức xương khớp.
  • Giảm lão hóa, kéo dài tuổi thọ
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
  • Bổ máu dưỡng huyết, tăng cường lưu thông máu.

Cách chọn nguyên liệu để ngâm rượu tam thất Bắc.

Nguyên liệu dùng để ngâm rượu tam thất Bắc là những củ tam thất Bắc được trồng từ 3 năm trở lên. Nếu chọn mua được loại củ càng già thì càng có chất lượng tốt (Bởi cũng như nhân sâm giá trị của tam thất Bắc tính theo tuổi, Củ tam thất có tuổi đời càng lâu thì chất lượng càng tốt và giá trị càng cao).

Lưu ý: Tam thất nam cũng có thể dùng ngâm rượu nhưng giá trị dược tính cũng như hiệu quả điều trị không thể cao bằng tam thất Bắc.

Nếu mua tam thất Bắc tươi các bạn lưu ý chọn những củ to, cứng, màu nâu. Những củ màu xanh, mềm thường là những củ non; khi ngâm giá trị dược tính sẽ không cao.

Cách chế biến tam thất trước khi ngâm rượu

Ta có thể ngâm củ tam thất tươi hoặc tam thất khô đều được.

Tam thất khô: vỏ củ tam thất thường chưa được cạo sạch, vẫn còn màu của đất bám vào. Vì vậy các bạn nên dùng dao để cạo sạch phần vỏ, sau đó đem rửa sạch, tráng qua một lần rượu. Rồi đem thái mỏng hoặc để nguyên củ mà ngâm rượu.

Tam thất tươi (thường là tam thất hoang): trước khi ngâm rượu các bạn đem rửa thật sạch đất cát, cắt bỏ ra phần rễ nhỏ, để cho ráo nước, rồi đem ngâm rượu. Có thể để nguyên củ ngâm rượu hoặc thái mỏng ra ngâm đều được. (Để nguyên củ tam thất tuoi ngâm rượu hình thức sẽ rất đẹp).

Tỷ lệ ngâm rượu tam thất Bắc

1kg củ khô ngâm 5 lít rượu 40 độ.

1kg củ tươi ngâm 3 lít rượu 45 độ.

Cách ngâm rượu tam thất Bắc

Chuẩn bị một bình thủy tinh hoặc sành sứ, miệng rộng.

Bỏ củ tam thất đã sơ chế vào bình, đổ rượu ngập hết. Đậy nắp bình và ngâm trong thời gian từ 3 tháng trở lên là dùng được. Rượu tam thất bắc ngâm càng lâu chất lượng càng cao.

Cách ngâm chỉ đơn giản như vậy thôi, nhưng hiệu quả của loại rượu này thì thật tuyệt vời. Chắc bạn sẽ phải vô cùng ngạc nhiên về những hiệu quả mà nó mang lại.

Nguồn: https://gomsubaokhanh.vn/tac-dung-cua-ruou-tam-that-va-cach-ngam-ruou-tam-that-bac-don-gian-tai-nha.html

Cách ngâm rượu vải thơm ngon

Vải đặc trưng với mùi thơm, ngon ngọt, rượu vải vì thế cũng được ưa chuộng. Ngâm rượu vải có khó không? Hãy cùng tìm hiểu cách thực hiện qua bài viết sau!

Cách ngâm rượu nếp trứng gà ngon

Cách ngâm rượu đinh lăng đơn giản

f:id:hoangbach:20210318155247j:plain

Cách ngâm rượu vải thơm ngon, đơn giản

Vải để ngâm rượu nên chọn quả to, chín mọng, không sâu đầu. Phơi khô vải trước khi ngâm rượu. Cách nhanh nhất để có vải khô ngâm rượu là sấy vải qua lò sấy. Vải được sấy bằng lò sẽ khô đều, nhanh và có mùi thơm rất dễ chịu. Sau khi vải khô tiến hành bóc vỏ, bỏ hạt lấy long vải khô và thực hiện ngâm rượu.

  1. Cách ngâm rượu vải khô

Tỷ lệ rượu và vải ngâm như sau: 1kg vải khô (chứ không phải long vải) ngâm với 2 – 3 lít rượu trắng nguyên chất, loại thượng hạng khoảng 40 – 45 độ, sau quá trình ngâm với vải khô trong vòng 100 ngày rượu sẽ giảm bớt nồng độ là vừa phải.

Mùi thơm của rượu vải khô sau khi ngâm xong có sức quyến rũ mạnh mẽ đối với tất cả mọi người, khi uống vào có vị ngọt ở đầu lưỡi, thanh lâu ở cổ họng để lại dư vị cho người thưởng thức khá lâu.

  1. Cách ngâm rượu vải tươi

Vải tươi sau khi mua về bạn tiến hành bóc vỏ, bỏ hạt, lấy long vải. Sau đó ngâm trong nước muối loãng trong vòng 2 tiếng. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi để ráo nước và tiến hành ngâm rượu.

Tỷ lệ ngâm vải tươi là 2kg vải (tính kg khi chưa lấy long vải) ngâm với 4 lít rượu trắng ngon. Với rượu vải tươi chỉ sau 2 đến 4 tuần đã có thể sử dụng được.

Với rượu này bạn có thể sử dụng như với rượu tây. Cho vài viên đá vào cùng với rượu và vài ba long vải để thưởng thức, rất thơm ngon và giải nhiệt tốt cho mua hè.

Lưu ý khi ngâm rượu vải cần phải ghi nhớ

Nên chọn mua rượu ở địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, trên 40 độ để đảm bảo vải không bị hư hỏng trong quá trình ngâm.

Đối với vải khô: Nên sấy khô hoàn toàn, không để nước dây vào vải khô sẽ làm hỏng cả hũ rượu.

Đối với vải tươi: Việc ngâm vải vào nước muối pha loãng làm cho long vải dai hơn và ngâm rượu được ngon hơn nhiều, đảm bảo long vải sẽ được giữ nguyên và teo lại trong suốt quá trình ngâm mà không bị tất rữa làm hư hỏng rượu.

Một mẹo nhỏ để thêm hương vị mới lạ cho rượu vải, tăng thêm công dụng chữa ho, đảm bảo nhuận tràng, tăng sự tỉnh táo đầu óc là thêm cam thảo vào rượu vải.

Đối với bình ngâm rượu: Không nên dùng bình nhựa để ngâm rượu. Bạn nên chọn bình thủy tinh hoặc bình bằng sành, sứ tại các cơ sở uy tín, chất lượng. Đặc biệt các bình bằng sành sứ Bát Tràng ngâm rượu vừa có tác dụng giảm các độc tố trong rượu, giữ được hương vị rượu, vừa có tác dụng trưng bày trong nhà rất đẹp.

Nguồn: https://gomsubaokhanh.vn/huong-dan-cach-ngam-ruou-vai-tai-nha-ngon-het-nac.html

Cách ngâm rượu nếp trứng gà ngon

Rượu nếp ngâm trứng gà cũng là một trong những loại rượu ngâm được nhiều người lựa chọn. Cách thức thực hiện khá đơn giản nếu bạn để ý.

f:id:hoangbach:20210318134454j:plain

Tác dụng của rượu trứng gà

  • Tăng cường sinh lý nhanh chóng lấy hưng phấn trở lại (kéo dài tuổi thanh xuân)
  • Cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi hay quên.
  • Bổ thận tráng dương điều trị chứng đau lưng mỏi gối hiệu quả.
  • Kích thích ăn ngon ngủ tốt (Người cao tuổi thường xuyên mất ngủ).
  • Giúp làn da tươi trẻ, mịn màng, giúp cho mái tóc thêm phần bóng mượt, chắc khỏe.
  • Bồi bổ khí huyết cho người bị thiếu máu thường xuyên bị nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, khó tập trung khi làm việc, học tập, ăn không ngon, kinh nguyệt thất thường.

Trứng gà ngâm rượu như thế nào?

Trong bài viết lần này tôi sẽ hướng dẫn tới bạn đọc 3 cách ngâm chủ đạo thường xuyên được sử dụng và cũng có thể coi đây là 3 kỹ thuật ngâm rượu trứng gà chuẩn và tốt nhất hiện nay chúng ta cùng tìm hiểu từng cách một nhé

  1. Cách ngâm trứng gà với rượu trắng

Chuẩn bị:

  • Trứng gà 10 quả (yêu cầu chỉ sử dụng trứng gà trọi, gà tre hoặc trứng gà ta), nếu có trứng gà rừng thì càng tốt.
  • 6 lít rượu trắng 40 đ
  • 1kg Cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp lên me
  • Chum sành ngâm rượu dung tích 10 lít

Tiến hành ngâm rượu nếp trứng gà

Bước 1: Quả trứng gà rửa sạch.

Bước 2: Chuẩn bị chậu nước ấm pha nước muối loãng với gừng đập dập rồi đem ngâm trứng gà khoảng 1 tiếng (để giảm vị tanh).

Bước 3: Rửa lại với nước sạch rồi để ráo.

Bước 4: Bạn lấy lượng cơm gạo nếp lên men đã mua ở bên trên cho một nửa số lượng gạo nếp lên men trải mỏng cỡ 2-4cm xuống đáy chum đáy bình nếu nhiều cơm có thể đặt dư lên cũng không sao phụ thuộc vào mục đích của Bạn uống ngọt hay đậm.

Bước 5: Bạn cho tất cả số trứng gà đã để ráo nước lên trên lớp gạo nếp lên men sau đó số gạo nếp lên men còn lại bạn trải đều lên trên trứng gà

Bước 6: Đổ 6l rượu trắng nhẹ nhàng vào ngâm cùng đậy kín nắp rồi để nơi khô ráo

Lưu ý: Thời gian ngâm khoảng trên 1 năm là có thể đem ra sử dụng (Các bạn có thể ngâm rượu nếp trứng gà hạ thổ cho vào chum sành rồi hạ thổ rất tuyệt vời). Tỷ lệ ngâm rượu trứng gà 10 quả ngâm với 6 lít.

Nếu sau khi bạn uống hết rượu đã ngâm bạn có thể đổ một lớp rượu mới vào ngâm tiếp, rượu ngâm trứng gà nó khoái hơn trà lần 2 vẫn còn nguyên giá trị tới 65-80% lượng rượu ban đầu. Trứng gà ngâm rượu được 1 năm có thể đem đi hấp có thể ăn rất tốt.

  1. Cách ngâm trứng gà với rượu nếp cái hoa vàng

Đối với cách làm này các bạn không cần mua cơm rượu nếp để ủ trứng gà

Chuẩn bị:

  • Trứng gà 10 quả (yêu cầu chỉ sử dụng trứng gà trọi, gà tre hoặc trứng gà ta) nếu có trứng gà rừng thì càng tốt
  • 6 lítrượu nếp cẩm nếp cái hoa vàng 40 độ
  • Chum sành không tráng men dung tích 10 lít

Cách thực hiện:

Bước 1: Quả trứng gà rửa sạch

Bước 2: Chuẩn bị chậu nước ấm pha nước muối loãng với gừng đập dập rồi đem ngâm trứng gà khoảng 1 tiếng (để giảm vị tanh)

Bước 3: Rửa lại với nước sạch rồi để ráo

Bước 4: Bạn cho tất cả số trứng gà đã để ráo nước vào trong bình ngâm hoặc chum để hạ thổ

Bước 5: Đổ 6 lit rượu trắng nhẹ nhàng vào ngâm cùng đậy kín nắp rồi để nơi khô ráo ngâm trên 1 năm đem ra sử dụng.

Nguồn tham khảo: https://gomsubaokhanh.vn/cach-ngam-va-cong-dung-bat-ngo-cua-ruou-ngam-trung-ga.html