Cách ngâm rượu dứa rừng

Dứa rừng được dùng nhiều để ngâm rượu và tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Cách ngâm rượu dứa rừng nên được thực hiện đúng.

Cách ngâm rượu tam thất Bắc đúng chuẩn

Cách ngâm rượu vải thơm ngon

f:id:hoangbach:20210318175253j:plain

Thành phần hóa học có trong cây dứa rừng

Lá dứa rừng chứa rất nhiều tinh dầu với 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol và resveratrol.

Hoa nở chứa từ 0,1-0,3% tinh dầu trong quả.

Rễ dứa dại có chứa silymarin, geraniol, linalool, linalyl acetate, benzyl benzoate, benzyl salicylate, phenylethyl alcohol, benzyl acetate, benzyl alcohol, bromostyren, guaiaco, và aldehyd.

Dứa rừng thường được biết đến với công dụng chữa bệnh viêm gan virus, sỏi thận, chữa kiết lỵ, giúp bổ máu, tiêu độc…

Các bộ phận khác của cây dứa rừng như rễ, lá hay đọt non được dùng làm vị thuốc trong Đông Y. Riêng với quả dứa có thể dùng ngâm rượu. Ngâm rượu dứa rừng có thể thực hiện theo 2 cách, ngâm với quả tươi và quả khô.

Các nguyên liệu để có bình ngâm rượu dứa rừng bao gồm:

Dứa rừng: Hiện nay có 2 loại dứa rừng một loại trồng, 1 loại mọc tự nhiên. Về hình dáng quả có chút khác nhau nhưng công dụng thì hoàn toàn giống nhau. Nên nếu thấy sự khác biệt giữa hình thù của quả cũng đừng quá lo lắng.

Dứa rừng ngâm rượu nên chọn những quả còn ương với cách ngâm quả tươi, chọn quả đã chín già với cách ngâm quả khô.

Rượu ngâm phải là rượu trắng, rượu nếp sẽ càng ngon. Rượu từ 35-40 độ là tốt nhất.

Bình ngâm rượu dứa rừng phải là chum sành sứ có nắp đậy kín. Không khuyến khích sử dụng bình hợp kim inox hoặc bình nhựa. Thời gian ủ rượu dài có “nhiễm” mùi nhựa hoặc hợp kim.

Ngâm rượu dứa rừng mất từ 2 – 3 tháng để rượu ngấm đều và có thể sử dụng được. Nên mọi người có thể tranh thủ mùa dứa rừng mua về để ngâm rượu sử dụng quanh nam.

Với dứa tươi 1 kg có thể ngâm với 3l rượu trắng. Với dứa rừng phơi khô 1kg ngâm với 12l rượu trắng, ngâm tối thiểu 30 ngày.

Do vậy tùy nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế để điều chỉnh lượng dứa và rượu cho phù hợp.  Trong các bước ngâm rượu dứa rừng, bước sơ chế quả dứa là phức tạp nhất.

Cách tiến hành ngâm rượu dứa rừng

Cách 1: Ngâm rượu dứa rừng tươi

Bước 1. Quả dứa sau khi mua về sẽ dùng dao cạo sạch phần gai cứng bên ngoài. Sau đó rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2. Bổ dứa thành từng miếng, có thể bổ theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Với những quả chín có thể dùng tay tách từng miếng múi ra.

Bước 3. Cho dứa và rượu vào bình đạy nắp thật kín. Bảo quản bình rượu ở nơi thoáng mát, sạch sẽ không chịu ánh nắng trực tiếp từ mặt trời tối thiểu 2-3 tháng mới có thể sử dụng.

Với cách làm này ngâm rượu dứa rừng được thực hiện rất nhanh, chỉ mất thời gian chờ đợi, không mất thời gian trong quá trình sơ chế.

Cách 2: Ngâm rượu dứa rừng khô

Bước 1: Quả tươi sau khi mua về cũng dùng dao cạo hết phần vỏ cứng ở bên ngoài, sau đó đem rứa sạch và để ráo nước.

Bước 2. Dùng tay tách từng múi dứa. Những quả dứa chín tách rất dễ.

Bước 3. Dứa sau khi đã tách sẽ đem phơi nắng to từ 10-15 ngày hoặc có thể mang đi sấy.

Bước 4. Sau khi thấy dứa đã khô thì cho lên chảo nóng xao đều tay trong khoảng 10 phút sau cùng bắt ra để nguội

Bước 5. Cho dứa rừng và rượu vào bình ngâm, đậy nắp kín và bảo quản rượu giống bước 1.

Với ngâm rượu dứa rừng theo cách thứ 2 sẽ mất thời gia chờ dứa khô hơn. Tuy nhiên với cách ngâm thứ 2 được đánh giá ngon, ngọt và thơm hơn cách 1. Dựa vào điều kiện thời gian hoặc kinh tế mà chọn cách ngâm rượu phù hợp.

Tìm hiểu thêm tại: https://gomsubaokhanh.vn/huong-dan-cach-ngam-ruou-dua-rung-chon-binh-ngam-the-nao.html